Đau nhức cơ bắp do vận động và cách điều trị hiệu quả

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Đau mỏi cơ bắp là chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi do vận động quá sức, chơi thể thao, do thay đổi thời tiết,… Đau mỏi cơ bắp gây cảm giác mệt mỏi khó ngủ và một số triệu chứng về thần kinh như căng thẳng,nhức đầu một bên, không thể tập trung,… vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau mỏi vai gáy như thế nào ?

 Xem thêm :>> massage vai cổ gáy

Đau mỏi cơ bắp

Đau mỏi cơ bắp do vận động quá sức

Đau mỏi cơ bắp là do cơ bắp hoạt động quá nhiều, khiến thiếu nguồn cung cấp năng lượng. Các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali… Tuy nhiên, mức độ đau nhức này thường thoáng qua nên không mấy ai để ý và hay chủ quan. Nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống bởi khi cơ bắp đau nhức, dẫn đến cơ thể cũng uể oải, mệt mỏi theo, ngại vận động.

Xem thêm :>> xông đá muối

Nguyên nhân đau mỏi cơ bắp

- Khi vận động quá sức, chơi thể thao nhiều, thay đổi thời tiết, nằm, ngồi không đúng tư thế. Hoặc ít thời gian vận động, từ đó dễ mắc các bệnh như đau mỏi cơ bắp, đau lưng, đau vai gáy, đau cứng cổ, đau dây thần kinh tọa… Có nhiều cảm giác đau khác nhau như: đau râm ran, đau ê ẩm, đau nhói, đau thắt…

- Y học cổ truyền xem đau lưng, nhức mỏi cơ thể là bởi huyết không thông, khí không hành. Ngoài ra còn do “hư, tà, tặc, phong” nghĩa là trong lúc cơ thể đang yếu, hoặc gặp phải gió độc cũng làm cho cơ thể bị đau nhức.

- Còn y học hiện đại lí giải nguyên nhân do cơ bắp hoạt động quá nhiều hoặc chèn ép hệ mạch khiến thiếu tổng hợp men ATP (Adenosin Tri Phosphat), là nguồn năng lượng của cơ thể. Trong các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali…

- Do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ trong lúc cơ bắp hoạt động quá căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy trong khoảng thời gian quá lâu, tạo ra sự uể oải, nhức mỏi vai, lưng; hoặc cơ bắp hoạt động quá nhiều).

- Đau nhức toàn thân có thể xảy ra do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh, nội tiết, cơ quan điều khiển và chi phối tất cả hoạt động về thể chất và tinh thần của cơ thể chúng ta.

- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ, phong tê thấp hay đau mỏi do thay đổi thời tiết… cũng gây đau, nhức mỏi cơ thể. 

Biểu hiện của bệnh là gì?

- Bệnh có rất nhiều biểu hiện, trong đó: đau nhức nhiều nơi trên cơ thể (da, bắp thịt, gân, xương…), mệt mỏi, khó ngủ, một số triệu chứng về thần kinh (căng thẳng, nhức đầu một bên, không thể tập trung, đãng trí…)

- Cơn đau làm chúng ta mệt mỏi và căng thẳng, tuy những cơn đau này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống, kết quả công việc, học tập của chúng ta. 

Cách phòng tránh

- Cần duy trì một chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý.

- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng.

- Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể (vitamin D, B1 , canxi, magie…).

- Đặc biệt, cần điều trị sớm các bệnh lí (như đã nêu ở trên) gây ra đau mỏi cơ thể.

Xem thêm: >> hỏa liệu thông kinh lạc

Xem thêm :>> dau thong nhanh kinh lac

Cách điều trị đau mỏi cơ bắp

-  Dùng thuốc kháng viêm không chứa corticoid. Nên đợi giảm đau hẳn, và nhớ khởi động kỹ trước khi vận động mạnh trở lại. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài quá một tuần, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thể thao.

-Các bạn hãy nghỉ ngơi, tránh các động tác gây đau. Thực hiện nhẹ nhàng các động tác kéo căng, và các bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp như yoga, kéo giãn cơ stretching, xoa bóp nhẹ nhàng các cơ.

- Để khắc phục hiệu quả nhất tình trạng đau mỏi cơ bắp, cần làm gia tăng sự tuần hoàn máu với vài động tác đơn giản sau khoảng thời gian làm việc thụ động quá lâu. Đối với triệu chứng đau, mỏi vai, thông thường biện pháp xoa bóp vùng gáy cổ, các đốt sống cổ và bả vai (mục đích là làm lưu thông máu và thư giãn cơ) sẽ đem lại hiệu quả.

Tags:


Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn